TS. Hoàng Xuân Thảo: Khoa CNTT – 20 năm thành lập HUBT

Ngay từ đầu, Khoa CNTT cũng đã xác định: Giảng viên phải có trình độ đủ mạnh thì mới thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Vì vậy, Khoa đã có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn và có chế độ khuyến khích giảng viên đi học thạc sĩ và tiến sĩ. Đến nay đã có 5 tiến sĩ, 3 đang học tiến sĩ, 107 thạc sĩ, 1 cử nhân. Đây là một lực lượng mạnh mà Khoa CNTT đã dày công phát triển.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: 10 điểm đáng nhớ

Trong 20 năm qua, Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) đã có những kết quả mà chúng tôi đã đúc kết thành 10 điểm, cụ thể:

1. Xây dựng nội bộ đoàn kết

Muốn thành công trước hết nội bộ phải đoàn kết, nếu không, nội bộ sẽ phân nhóm “cát cứ” dẫn đến nhiều ý tưởng bị xung đột. Khoa CNTT đã nhìn thấy “điểm huyệt” của vấn đề này ngay từ đầu và đã có nhiều biện pháp chế ngự.

cnttMột trong những điểm chính là khâu tuyển dụng cán bộ nhân viên luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn, công khai, dân chủ, minh bạch, công bằng và được toàn bộ Ban chủ nhiệm (BCN) khoa đồng ý. BCN phải quan tâm đến cuộc sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong khoa. Tôn trọng cá tính của nhau, nhưng phải rất khách quan trong khâu đánh giá cán bộ trên những nguyên tắc đã được quy định. Lãnh đạo khoa phải gương mẫu và thực sự đoàn kết trước khi nói đến việc xây dựng khoa đoàn kết. Làm sao để mọi thành viên trong khoa nhận thấy Khoa CNTT là một tổ ấm, mọi người được tôn trọng và có “đất dụng võ”- nghĩa là có nơi để thực hiện những ý tưởng của mình.

2. Lãnh đạo Khoa thông qua các Tổ bộ môn

Nói lãnh đạo khoa không có nghĩa là lãnh đạo từng con người cụ thể mà là phải thông qua “thủ lĩnh” của những bộ phận trong khoa, đảm bảo được hai tính năng: Đầu đàn về chuyên môn và “có uy” trong lãnh đạo tổ là việc đầu tiên hết sức quan trọng và giữ cho nội bộ đoàn kết lâu dài.

Khoa CNTT có: Tổ trợ lý; Tổ Tin ứng dụng và Kỹ thuật phần mềm; Tổ Đảm bảo toán học; Tổ Khoa học máy tính; Tổ Mạng và Truyền thông. Việc lãnh đạo khoa, quản lý cán bộ về chuyên môn cũng như kỷ cương học đường thực chất là “truyền thông điệp” hai chiều giữa BCN và các tổ trưởng này. Tất cả các seminar, các sinh hoạt học thuật, chuyên môn, sư phạm và góp ý kiến đều xảy ra ở các tổ bộ môn này. Như vậy “quản lý khoa” thực chất là liên tục “ổn định” các tổ này và mọi thông tin mà khoa có được cũng đều xuất phát từ các tổ này.

3. Xây dựng lực lượng

Ngay từ đầu, Khoa CNTT cũng đã xác định: Giảng viên phải có trình độ đủ mạnh thì mới thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Vì vậy, Khoa đã có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn và có chế độ khuyến khích giảng viên đi học thạc sĩ và tiến sĩ. Đến nay đã có 5 tiến sĩ, 3 đang học tiến sĩ, 107 thạc sĩ, 1 cử nhân. Đây là một lực lượng mạnh mà Khoa CNTT đã dày công phát triển.

4. Quản lý chặt kỷ cương học đường

Khoa CNTT đã xác định năm nhiệm vụ về kỷ cương học đường: Dạy và kết thúc buổi dạy phải đúng giờ; Nghỉ dạy vì lý do bất khả kháng phải có người thay thế đúng chuyên môn; Kỷ luật trong buổi dạy phải do giảng viên hôm đó chịu trách nhiệm; Dạy phải có giáo án điện tử; Phải khắc họa bằng được nội dung chủ yếu của  môn học buổi dạy đó.

Các tổ trưởng bộ môn, trợ lý khoa phải quản lý chặt về kỷ cương học đường. Nếu thành viên tổ vi phạm, thì tổ trưởng có thành viên đó cũng bị truy cứu trách nhiệm.

5. Xây dựng tư liệu dạy học

Hoạt động đào tạo phải dựa trên sự thống nhất của chương trình, mỗi giảng viên giảng dạy dựa trên nội dung cốt lõi của môn học. Do đó Khoa CNTT luôn chỉ đạo phải làm 4 việc: Giáo trình môn học, tài liệu tham khảo, câu hỏi trắc nghiệm và giáo án điện tử. Các tư liệu đó phải đưa lên mạng để tận dụng tối đa công nghệ E-Learning.

6. “Cọ xát” ngoài xã hội

Để khẳng định được chất lượng và chương trình đào tạo CNTT có phù hợp với xã hội hay không, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo có phối hợp với Hội Tin học Việt Nam tổ chức thi Olympic Tin học quốc gia cho sinh viên toàn quốc. Tuy điểm đầu vào của còn thấp nhưng Khoa CNTT đã mạnh dạn luyện đội tuyển và tham gia thi Olympic Tin học quốc gia từ năm 2002. Năm nào chúng ta cũng được giải cao, có năm đạt giải vô địch. Điều đó nói lên rằng: Chương trình đào tạo CNTT của chúng ta cập nhật kịp với sự phát triển tin học trong xã hội, có cung cách đào tạo hợp lý; và chúng ta đã rất quan tâm việc thực hành trên máy.

  1. Cọ xát quốc tế

Bên cạnh đó, Khoa CNTT cũng mạnh dạn thử sức mình trong các kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế. Chúng ta đã mạnh dạn thành lập đội tuyển, luyện và thi đấu với các đội Châu Á. Ba năm qua, chúng ta đều có giải, có năm được giải nhất online. Đặc biệt, năm 2015 chúng ta đã đăng cai tổ chức thi Olympic và thi Lập trình sinh viên quốc tế tại Trường. Vị Chủ tịch Hội đồng thi Lập trình sinh viên quốc tế phát biểu trong lễ tổng kết: “Chúng tôi đã tổ chức thi Lập trình sinh viên quốc tế nhiều nơi nhưng đây là nơi được tổ chức theo một hình thức mới rất hay mà chúng tôi cần học tập”.

  1. Hướng nghiệp cho sinh viên

Chúng ta dạy trên 40 môn về CNTT, môn nào cũng chỉ mang tính “khái niệm”, sinh viên sẽ rất lúng túng khi ra công tác. Do đó, Khoa CNTT xác định cho sinh viên 5 lĩnh vực chính mà khi ra công tác hay gặp: Một là các công việc về văn phòng; Hai là các công việc về mạng; Ba là các công việc về web; Bốn là các công việc về lập trình cho máy tính; Năm là các công việc lập trình cho các thiết bị phi máy tính (như điện thoại, ô tô, máy móc khác).

Chúng tôi đã liết kết với VTC Academy, ICDL… đã tổ chức ngay tại Khoa cho các em thi lấy chứng chỉ Tin văn phòng quốc tế. Tổ chức các khóa học định hướng nghề nghiệp và tham quan theo định hướng nghề nghiệp.

  1. Xây dựng phần mềm

Để nâng cao công tác đào tạo, Khoa CNTT cần phải xử lý các công việc trên nền tảng của một hệ thống phần mềm. Khoa CNTT cùng với TT INTECEN và TT Tin học đã xây dựng các phần mềm phục vụ cho công tác đào tạo và quản lý đào tạo của Trường. Việc giảng viên và sinh viên liên tục làm quen với các phần mềm này là động lực quan trọng giúp họ có các nhìn thực tế trong dạy và học CNTT.

  1. Thực tập luận văn

 Việc thực tập của sinh viên xưa nay vẫn theo “nền nếp cũ” nghĩa là phân cho sinh viên về các cơ sở và sau đó phần lớn là “kệ họ”. Sinh viên khó tiếp cận với cung cách làm việc của cơ sở thực tập. Vì vậy, Khoa CNTT đã thiết kế một quy trình thực tập như sau: Coi các môn đồ án môn học là một phần của thực tập; Việc thực tập cuối khóa là sự kết nối của các môn đồ án thành một đồ án tầm cỡ hơn; Hàng tuần người thực tập phải báo cáo kết quả bằng online; Đề tài thực tập phải phát triển thành luận văn; Đề tài thực tập phải là một trong bốn định hướng nghề nghiệp; Xác định đề tài trước khi xác định nơi thực tập; Các thành viên Hội đồng xem xét toàn bộ quá trình thực tập, luận văn và phải có bút tích của người hướng dẫn để tránh copy luận văn khác trên mạng.

Trên đây là một số kết quả và kinh nghiệm mà Khoa CNTT đã xây dựng và đúc kết trong 20 năm qua. Khoa CNTT mong được sự góp ý và trao đổi của lãnh đạo trường, lãnh đạo các khoa, phòng, ban, các giảng viên và sinh viên trong trường.

                                        Chủ nhiệm Khoa CNTT – TS. Hoàng Xuân Thảo